Cập nhật 28/6/2011 - 13:12
"KÉO ÁO" BTV KIỀU TRINH
Trong chương trình thời sự trên VTV vào Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), BTV Kiều Trinh cho rằng: Bố mẹ không quan tâm đến con cái dẫn đến nhiều vấn đề xã hội như sự gia tăng của bệnh tự kỷ...!
Chúng tôi thấy cần phải đăng tải lại những thông tin trên chuyên trang về tự kỷ của Liên Hợp Quốc, để BTV Kiều Trinh và Đài Quốc gia tham khảo lại.
Định nghĩa
Rối loạn phổ tự kỷ là một tổ hợp những khuyết tật phát triển có thể dẫn đến những khó khăn đáng kể về mặt giao tiếp, xã hội và hành vi. Người TK xử lý thông tin trong não theo một cách khác với những người khác.
Khuyết tật phát triển là một tổ hợp đa dạng những tình trạng mãn tính nghiêm trọng do khiếm khuyết về thần kinh và/hoặc thể chất gây ra. Người bị khuyết tật phát triển gặp phải khó khăn lớn trong sinh hoạt hàng ngày như ngôn ngữ, khả năng vận động, học hỏi, tự chăm sóc bản thân, và sống độc lập. Khuyết tật phát triển bắt đầu trong khoảng giai đoạn phát triển từ 0 đến 22 tuổi và thường tồn tại suốt cả cuộc đời của người đó.
Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) là “rối loạn phổ”. Có nghĩa là RLPTK sẽ có ảnh hưởng đến mỗi người một khác nhau, và có thể từ nhẹ cho đến nặng. Người RLPTK đều có chung một số triệu chứng giống nhau, ví dụ vấn đề về giao tiếp xã hội. Nhưng sẽ khác nhau về thời điểm triệu chứng thể hiện ra, mức độ nặng nhẹ, và bản chất thực sự của triệu chứng.
Dấu hiện và triệu chứng
RLPTK bắt đầu từ trước 3 tuổi và kéo dài suốt cả cuộc đời người đó, mặc dù triệu chứng có thể được cải thiện theo thời gian. Một số trẻ RLPTK đã bộc lỗ những dấu hiệu dự đoán những vấn đề rắc rối sau này từ ngay những tháng tuổi đầu tiên. Một số trường hợp khác, mãi đến tận sau 24 tháng tuổi mới thấy triệu chứng thể hiện ra. Một số trẻ RLPTK có vẻ như phát triển bình thường cho đến tận khi trẻ 18 đến 24 tháng và sau đó không phát triển thêm kỹ năng nào mới, hoặc thoái lui những kỹ năng đã có. Theo nghiên cứu thì một phần ba phụ huynh có con bị RLPTK nhận ra con mình có vấn đề từ trước sinh nhật đầu tiên, và khoảng 80%–90% nhận ra vấn đề khi con được 24 tháng tuổi.
Một điều rất quan trọng cần lưu ý là một số trường hợp không bị RLPTK cũng có thể có những triệu chứng như vậy. Nhưng người bị RLPTK thì cuộc sống sẽ bị khó khăn nghiêm trọng vì những khiếm khuyết đó.
Căn nguyên và những yếu tố tiềm ẩn
Chúng ta vẫn chưa biết hết tất cả những nguyên nhân gây ra RLPTK. Tuy nhiên chúng ta đã thấy có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra nhiều dạng RLPTK. Có thể có những yếu tố khác nhau khiến trẻ dễ bị RLPTK hơn, trong đó có yếu tố môi trường, sinh học và gien.
- Hầu hết các nhà khoa học đều nhất trí rằng gien là một trong những nhân tố tiềm ẩn có thể khiến người ta bị RLPTK.
- Trẻ có cha mẹ hoặc anh chị em bị RLPTK có nguy cơ bị mắc bệnh này cao hơn.
- RLPTK có xu hướng hay xuất hiện ở những người mắc một số căn bệnh khác. Khoảng 10% số trẻ RLPTK có rối loạn gien giống nhau như hội chứng nhiễm sắc thể X dễ tổn thương (Fragile X syndrome), xơ củ (tuberous sclerosis), hội chứng Down và các rối loạn nhiễm sắc thể khác.
- Một số loại thuốc nếu dùng khi mang thai có thể khiến nguye cơ thai nhi mắc chứng RLPTK cao hơn, ví dụ thuốc giảm đau thalidomide và axít van pro íc (valproic acid).
- Chúng ta biết rằng quan niệm một thời của nhiều người rằng việc cha mẹ nuôi con không đến nơi đến chốn khiến con bị RLPTK là một quan niệm sai lầm.
- Có một số căn cứ minh chứng rằng giai đoạn phát triển chính của RLPTK bắt đầu từ trước khi sinh. Tuy nhiên, vì những quan ngại về vắc xin và một số bệnh viêm nhiễm đã khiến các nhà nghiên cứu xem xét đến những nguy cơ tiềm ẩn cả trước và sau khi sinh.
RLPTK có thể thể hiện ra như sau:
- Đến 12 tháng tuổi mà gọi tên vẫn không có phản hồi
- Đến 14 tháng tuổi vẫn không chỉ vào vật để tỏ ý quan tâm (ví dụ chỉ máy bay bay trên trời)
- Đến 18 tháng tuổi vẫn khong chơi giả vờ (ví dụ chơi cho búp bê ăn)
- Lảng tránh giao tiếp mắt và chỉ muốn ở một mình
- Gặp khó khăn trong việc hiểu cảm xúc của người khác hoặc bày tỏ cảm xúc của chính mình
- Ngôn ngữ bị chậm
- Nhắc đi nhắc lại một số từ hoặc cụm từ
- Trả lời không phù hợp với câu hỏi
- Dễ nổi xung chỉ vì những xáo trộn nhỏ
- Có những mối quan tâm đến mức ám ảnh
- Vẩy tay, xoay hoặc vặn vẹo người
- Có phản ứng không bình thường với âm thanh, mùi vị, vẻ bề ngoài hoặc tiếp xúc nào đó
2) Tỷ lệ RLPTK ở Mỹ:
Năm 2007, tỷ lệ RLPTK ở Mỹ là 1/150. Năm 2009 đã là 1/110
· Ước tính tỷ lệ này là khoảng từ 1 / 80 đến 1 / 240, tức là trung bình 1 / 110 trẻ ở Mỹ mắc chứng RLPTK.
· RLPTK xuất hiện trong tất cả các chủng tộc, dân tộc và tầng lớp xã hội khác nhau, riêng về giới tính thì số trẻ trai mắc nhiều hơn trẻ gái đến 4-5 lần. Tuy nhiên, chúng tôi cần thêm thông tin về những nhóm dân cư còn chưa được đưa vào diện nghiên cứu trên khắp thể giới.
· Nếu có 4 triệu trẻ sinh ra ở Mỹ hàng năm, khoảng 36,500 trẻ bị chuẩn đoán là mắc RLPTK. Giả sử mức độ lan tràn của bệnh vẫn giữ nguyên trong vòng 2 thập kỷ qua, chúng tôi ước tính có khoảng 730,000 người ở độ tuổi từ 0 đến 21 mắc chứng RLPTK.
· Theo nghiên cứu ở Châu Á, Âu, và Bắc Mỹ thì tỷ lệ hoành hành của chứng này là khoảng từ 0.6% đến hơn 1%.
· Khoảng 13% trẻ bị khuyết tật phát triển, từ thể nhẹ như khiếm khuyết về ngôn ngữ cho tới nghiêm trọng như khiếm khuyết nghiêm trọng như khuyết tật trí tuệu, động kinh và tự kỷ.
Nguồn: http://www.cdc.gov