TRẺ TỰ KỶ – DINH DƯỠNG – TIÊU HÓA – TÁO BÓN

Nếu ai đó cho rằng trẻ em mắc chứng tự kỷ là do sự chăm sóc của cha mẹ thì hãy tìm giúp cho họ những câu trả lời phải chăm sóc như thế nào để những đứa trẻ không mắc chứng tự kỷ ? Và ai có đủ khả năng giúp họ trả lời những câu hỏi có liên quan đến những vấn đề sẽ được nêu ra sau đây.

Mặc dù đã bao nhiêu năm nghiên cứu, về nguyên nhân của tự kỷ vẫn chưa sáng tỏ còn nhiều triệu chứng ít được biết và có nhiều tiếp cận điều trị khác nhau; tất nhiên có không ít tranh cãi quanh nhiếu vấn đề. Trong khi đó, có biết bao gia đình trên thế giới vẫn “ đói “cho nhiều câu trả lời trong cuộc đấu tranh để chăm sóc đặc biệt trẻ em bị chứng rối loạn này.

Nếu ai đó cho rằng trẻ em mắc chứng tự kỷ là do sự chăm sóc của cha mẹ thì hãy tìm giúp cho họ những câu trả lời phải chăm sóc như thế nào để những đứa trẻ không mắc chứng tự kỷ? Và ai có đủ khả năng giúp họ trả lời những câu hỏi có liên quan đến những vấn đề sẽ được nêu ra sau đây.

Trong loạt bài sau đây nêu ra những vấn đề quanh đề tài DINH DƯỠNG, TIÊU HÓA và TÁO BÓN cùng với một số tư liệu có thể cho là chưa đầy đủ. Tuy nhiên tôi cố gắng hệ thống lại để mọi người có thể hiểu được vấn đề.

Bài 1: Hệ thống tiêu hóa của trẻ Tự kỷ.

Tác giảSusi Irawati.

Các phụ huynh cần phải nhận thức về nguồn thực phẩm mà họ cung cấp cho trẻ em có chứng tự kỷ  vì  trẻ tự kỷ có vấn đề ở hệ thống tiêu hóa.

Theo nghiên cứu năm 2002 của (*)Horvarth K và Perman JA, trẻ tự kỷ có thể bị rối loạn trong đường tiêu hóa trên và dưới; tính hấp thu của ruột và hoạt động của enzym tiêu hóa giảm. Ngoài ra còn có những bất thường trong các mô thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già làm suy yếu chức năng liên hợp của gan.

Trẻ em mắc chứng tự kỷ thường xuyên bị tiêu chảy, đau bụng, táo bón, và không dung nạp thức ăn. Do đó, trẻ tự kỷ đòi hỏi có những cách đặc biệt để khắc phục vấn đề tiêu hóa. Có khoảng 50% người bị bệnh tự kỷ có rò rỉ ruột dẫn đến sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Kết quả là tăng trưởng quá mức của các vi sinh vật tiêu hóa có khả năng gây mầm bệnh.

Trong đường tiêu hóa của các trẻ em mắc chứng tự kỷ, HISTOLYTICUM Clostridium_nhóm vi khuẩn được tìm thấy với số lượng nhiều hơn so với các trẻ em không bị bệnh tự kỷ. Điều này có thể ảnh hưởng tới đường ruột và gây ra tác dụng có hệ thống.

Là cha mẹ, trong những điều quan trọng, phải xem xét ở trẻ em mắc chứng tự kỷ(có dấu hiệu mắc chứng tk) phải tìm cách làm cho giảm thiểu H.Clostridium và cải thiện cân bằng vi khuẩn đường ruột theo quy chế thức ăn có định lượng, có chọn lọc và bổ sung prebiotic *(1). Đó là điều cần thiết để làm giảm rối loạn tiêu hóa ở trẻ tự kỷ.

Nguồn: http://autismcauses1.com/digestive-system

Ghi chú:(*) sau này còn có nhiều nghiên cứu mới chỉ ra phản ứng dây chuyền tác động đến thấn kinh- hành vi.*(1) chưa hẳn giải quyết được mọi vấn đề liên quan đến tiêu hóa.

Trungnguyen (sưu tầm)

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *