Đánh giá những sự can thiệp sớm trẻ tự kỷ

Làm thế nào tôi biết được chương trình can thiệp sớm của con tôi là một chương trình tốt hay không?

Câu trả lời đến từ Lauren Elder, Tiến sĩ, trợ lí giám đốc về khoa học phổ biến kiến thức của tổ chức Autism Speaks.

Một khi con của họ bắt đầu nhận được sự can thiệp sớm về tự kỉ, rất nhiều bậc cha mẹ đã tự hỏi làm cách nào để đánh giá những dịch vụ này. Tôi thường nhận được các câu hỏi như, “Làm cách nào tôi biết sự can thiệp sớm này là đúng cho con tôi hay không? Làm thế nào tôi biết nếu con tôi đang tiến bộ nhiều nhất như có thể?

Có thể nói là khó để nói rằng bất kì một đứa trẻ nào “nên” tiến bộ đến bao nhiêu là đủ. Hãy giữ trong tâm trí rằng tất cả mọi đứa trẻ học ở những mức độ khác nhau, và những đứa trẻ có thể đi qua những giai đoạn mà chúng học chậm hơn hoặc nhanh hơn. Điều quan trọng nhất là con bạn đang học, và rằng bạn có thể nhìn thấy những kĩ năng mới được phát triển qua thời gian.

Điều đó nói rằng thật là quan trọng để tin tưởng bản năng của bạn nếu những sự lo lắng của bạn vẫn còn. Theo kinh nghiệm của tôi, cha mẹ thường đúng khi họ nói con họ có thể còn tiến bộ nhiều hơn.

Để giúp đảm bảo rằng con bạn đang nhận được biện pháp điều trị có chất lượng cao nhất, tôi gợi ý nên đặt những câu hỏi sau:

Nghiên cứu nào ủng hộ sự can thiệp này? Các chương trình và phương pháp kĩ thuật nên có sự ủng hộ của những nghiên cứu khoa học chứng minh những lợi ích rõ ràng. Hãy hỏi về những nghiên cứu được công bố để tham khảo về phương pháp mà chương trình can thiệp sử dụng.

Các nhân viên đã nhận được sự đào tạo nào? Những người cung cấp sự can thiệp nên cảm thấy hạnh phúc để diễn tả nền đào tạo và giáo dục của họ. Nếu như đội ngũ can thiệp bao gồm những người phụ tá, hãy hỏi về sự đào tạo của người dẫn đầu đội ngũ và họ giám sát gần đến mức nào tất cả những người đang làm việc với con bạn.

Những mục tiêu của sự can thiệp là gì – cả về toàn thể và riêng cho con tôi? Người cung cấp dịch vụ cho con bạn nên diễn tả rõ ràng những vùng kĩ năng mà sự can thiệp nhắm đến, cũng như là những mục tiêu cụ thể cho con bạn.

Làm cách nào mà sự can thiệp được cá nhân hóa cho con tôi? Người cung cấp dịch vụ nên diễn tả rõ ràng làm cách nào sự can thiệp xây dựng nên sức khỏe và động cơ thúc đẩy cá nhân của con bạn.

Làm cách nào bạn đánh giá sự tiến bộ của con tôi? Người cung cấp dịch vụ nên thường xuyên thu thập thông tin về sự tiến bộ và những thách thức của con bạn. Và họ nên thường xuyên sử dụng những thông tin này để sửa lại chương trình cho hợp với nhu cầu của con bạn để đảm bảo sự tiếp tục tiến bộ. Những sự xem xét thường xuyên này nên bao gồm ít nhất một sự đánh giá phát triển được tiêu chuẩn hóa về những kĩ năng của con bạn.

Làm thế nào chúng ta sẽ làm  việc cùng nhau như một đội? Những đứa trẻ làm tốt hơn khi cha mẹ chúng tích cực tham gia vào sự điều trị của chúng. Bạn biết rõ về con bạn nhất. Hãy sử dụng sự hiểu biết đó để giúp đội ngũ can thiệp hiểu cách con bạn học. Cũng nên yêu cầu để được đào tạo trong chiến lược can thiệp của chương trình. Bằng cách này, bạn có thể ứng dụng chúng ở nhà để tối đa hóa sự học tập của con bạn. Là một phần của đội ngũ, bạn cũng nên kì vọng sự cập nhật thường xuyên về chương trình và sự tiến bộ của con bạn

Phải làm gì nếu con bạn không tiến bộ

Thông thường những đứa trẻ cần thời gian để thích hợp với những chương trình can thiệp mới. Vậy hãy cho phép con bạn đi vào nền nếp trước khi đánh giá sự tiến bộ. Nếu bạn vẫn không thấy sự tiến bộ đó – hay bạn không nghĩ con bạn đang tiến bộ nhiều như có thể – hãy cân nhắc những điều sau:

Ý kiến của đội ngũ can thiệp là gì? Khi họ biết về con bạn, những thành viên của đội ngũ can thiệp có thể giúp bạn quyết định con bạn có thể học hơn nữa hay không. Yêu cầu họ cho ý kiến về việc điều chỉnh chương trình của con bạn để tối đa hóa sự tiến bộ. Có thể có nhiều hơn một mẫu hình của sự can thiệp sớm trong vùng sinh sống của bạn.

Con tôi có khỏe không? Một số những vấn đề y khoa như những sự khó khăn về giấc ngủ và tai biến là tương đối phổ biến ở những người với hội chứng tự kỉ. Một cách rõ ràng, chúng có thể cản trở sự học tập. Nếu như bạn lo lắng về những vấn đề y khoa có thể có, hãy xin tư vấn của bác sĩ của con bạn và yêu cầu đánh giá để có thể giúp nhận biết những điều kiện nằm dưới để chúng có thể được điều trị. Mạng lưới điều trị tự kỉ của tổ chức Autism Speaks đang làm việc chăm chỉ về sự tiếp cận “toàn bộ đứa trẻ” để điều trị tự kỉ và những vấn đề ý khoa có liên quan. Đọc thêm về mạng lưới điều trị tự kỉ ở đây.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *